Khi ngắm mặt trời lặn, một số người sẽ gọi là hoàng hôn, nhưng cũng có người gọi là chạng vạng. Thế nhưng, ít ai biết rằng 2 thuật ngữ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vậy chạng vạng là gì? Theo dõi bài viết dưới đây của fosteradream.org để được giải đáp chi tiết nhé.
I. Chạng vạng là gì?
Chạng vạng là khi thời tiết chuyển dần từ sáng sang tối. Việc thay đổi này có thể khiến mắt chúng ta rơi vào trạng thái quáng gà, nhìn không rõ các vật thể.
Như vậy, có thể hiểu chạng vạng chính là khoảng thời gian giữa hoàng hôn và lúc mặt trời lặn. Lúc này, ánh sáng mặt trời tán xạ ở tầng khí quyển sau đó chiếu xuống dưới khiến cho bề mặt trái đất không sáng hoàn toàn và không tối hoàn toàn.
Nếu mặt trời càng ở thấp dưới đường chân trời thì chạng vạng càng tối. Khi mặt trời lặn xuống thấp dưới 18 độ dưới đường chân trời thì trời chạng vạng tối và ban đêm mắt đầu. Ngược lại, khi mặt trời mọc đến vị trí 18 độ dưới đường chân trời thì là chạng vạng buổi sáng.
Chạng vạng được chia thành 3 kiểu là chạng vạng dân sự, chạng vạng hàng hải và chạng vạng thiên văn. Thời gian kéo dài của 3 loại chạng vạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí của bạn trên Trái Đất. Cụ thể như sau:
- Chạng vạng dân sự xảy ra khi mặt trời nằm ở giữa 0 độ và 6 độ dưới đường chân trời.
- Chạng vạng hàng hải xảy ra khi mặt trời nằm ở giữa 6 độ và 12 độ dưới đường chân trời.
- Chạng vạng thiên văn xảy ra khi mặt trời nằm ở giữa 12 độ và 18 độ dưới đường chân trời.
II. Sự khác nhau giữa mỗi loại chạng vạng
Khi nhắc đến chạng vạng, hầu hết mọi người đều nói đền giai đoạn chạng vạng dân sự. Đây là giai đoạn đầu tiên của chạng vạng, xảy ra trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Tại thời điểm này, mặt trời không ở dưới đường chân trời nhưng vẫn có lượng ánh sáng trên bầu trời,
Tại nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới đã đưa ra luật dựa vào giai đoạn chạng vạng này để yêu cầu bật đèn đường, đèn phương tiện tham gia giao thông.
Thế nhưng, cho đến nay thì vẫn chưa có nguyên tắc nào để nhận biết được 3 giai đoạn chạng vạng. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào cách sau:
- Cách thứ nhất, bạn phải phân biệt được hình dạng trong bóng tối. Rõ ràng, hầu hết mọi người đều biết khi nào mặt trời ở trên hoặc ở dưới đường chân trời, thời điểm ngay trước hoặc sau đó chính là chạng vạng dân sự. Khi đường chân trời khó phân biệt thì đó chính là chạng vạng hàng hải. Khi diễn ra hiện tượng chạng vạng thiên văn là bóng tối gần như hoàn toàn.
- Cách thứ 2 là bạn có thể quan sát qua những ngôi sao nhìn thấy. Với chạng vạng dân sự, bạn chỉ có thể nhìn thấy được ngôi sao sáng nhất hoặc những hành tinh có thể nhìn thấy. Bạn sẽ càng dễ dàng nhìn thấy các ngôi sao khi chạng vạng hàng hài cho đến chạng vạng thiên văn.
III. Thời gian xảy ra chạng vạng
Với thông tin trên, chắc hẳn bạn đã phần nào biết được chạng vạng là gì. Vậy thời gian xảy ra chạng vàng là từ khi nào, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu dưới đây.
1. Giữa ngày và đêm
Người quan sát đứng ở vĩ độ từ 0 độ đến 48 độ 34 so với đường xích đạo ở mỗi bán cầu có thể quan sát được chạng vạng 2 lần/ngày/năm. Đây là thời điểm của rạng đông và mặt trời mọc, cũng như lúc mặt trời mọc và hoàng hôn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát được hiện tượng này nếu đứng tại vị trí có vĩ độ cao hơn vào nhiều ngày trong năm, trừ những ngày gần với hạ chí. Tuy nhiên, tại những vị độ 81 đến 90 từ xích đạo thì mặt trời không thể mọc cao hơn 10 độ trên đường chân trời và không thể lặn thấp hơn 18 độ dưới đường chân trời nên bạn không thể quan sát được chạng vạng ở đây.
2. Ngày này sang ngày hôm sau
Tại những điểm có vĩ độ lớn hơn 48 độ 34 Bắc hoặc Nam, vào ngày hạ chí, chạng vạng có thể kéo dài từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc vào sáng hôm sau. Bởi ở đây, mặt trời không xuống thấp hơn 18 độ dưới đường chân trời nên bầu trời sẽ không tối hoàn toàn ngay cả vào lúc nửa đêm.
Vĩ độ này bao gồm nhiều khu vực trên thế giới như toàn bộ vương quốc Anh, Trung Âu và một số quốc gia ở khu vực Bắc Âu.
3. Giữa hai đêm vùng cực
Ở những vĩ độ gần hai cực Bắc và Nam, vào mùa đông ban đêm hiếm khi tối hoàn toàn trong suốt 24 giờ mỗi ngày. Điều xảy ra vào những ngày gần đông chí và tại vĩ độ khoảng 5.5 tính từ các cực.
4. Kéo dài suốt 24 giờ
Tại những vĩ độ gần khoảng 9 độ, do độ chênh lệch độ cao của mặt trời nhỏ hơn 8 độ nên hiện tượng chạng vạng có thể kéo dài suốt 24 giờ. Điều này có thể xảy ra 1 ngày hoặc vài tuần. Địa điểm để có thể quan sát hiện tượng chạng vạng kéo dài này là Alert, Nunavut, Canada.
IV. Thời lượng diễn ra chạng vạng
Như đã chia sẻ khi giải thích chạng vạng là gì, thời lượng của hiện tượng này sẽ phụ thuộc vào vĩ độ, thời gian trong năm. Mặt trời di chuyển với tốc độ 360 độ/ngày, nhưng mặt trời lặn và mọc thường diễn ra ở góc nghiêng so với đường chân trời và thời lượng của hiện tượng chạng vạng sẽ là hàm của góc đó.
- Tại Greenwich, Anh có vĩ độ là 51.5 độ Bắc, thời lượng của chạng vạng dao động từ 33 phút đến 48 phút, tùy thuộc vào từng khoảng thời gian trong năm.
- Tại xích đạo, chạng vạng chỉ kéo dài khoảng 24 phút. Nguyên nhân của điều này là do vĩ độ thấp, đường chuyển động của Mặt trời sẽ vuông góc với đường chân trời.
- Tại những vùng có vĩ độ cao cận cực Bắc, cực Nam thì thời gian của chạng vạng có thể kéo dài vài ngày, hoặc cả ngày.
- Tại một số nơi nằm trong vòng cực, ban ngày vào mùa hè có thể kéo dài đến 24 tiếng, tại các vùng rất gần cực thì hiện tượng chạng vạng có thể kéo dài vài tuần.
Hy vọng với những kiến thức trên đây bạn đã biết được chạng vạng là gì, cũng như một số điều thú vị về hiện tượng này. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.